ZendVN - Học lập trình online

Loading...
logo.png
Sách bí kíp lập trình

Các bước cần nắm khi học một ngôn ngữ lập trình

thumb.jpg
Nguồn học lập trình

Các bước cần nắm khi học một ngôn ngữ lập trình

CÁC VẤN ĐỀ ĐƯỢC GIẢI ĐÁP:

  1. Học một ngôn ngữ lập trình thì học bao nhiêu cho đủ?

  2. Càng học, càng rối, càng strees, càng mất tự tin.

  3. Nền tảng cần có của một lập trình viên?

CÁC BƯỚC PHẢI TRẢI QUA, STEP BY STEP:

  1. Cài đặt môi trường lập trình: phần mềm, phần cứng, editor, … bước đơn giản nhất cũng là khó nhất, quyết định thành công của chuỗi các step phía sau. Trong giai đoạn cài đặt, cấu hình, là người mới bắt đầu bạn NÊN giữ các giá trị ở mặc định.

  2. Viết thành công chương trình Hello Word.

  3. Cách khai báo biến, hằng số, tạo ghi chú trong code, kiểu dữ liệu, toán tử.

  4. Sử dụng câu điều kiện if, else, switch case.

  5. Sử dụng vòng lặp: for, while, do while, break, continue, ...

  6. Thao tác với các kiểu dữ liệu Array, String, Number, Time: Mảng một chiều, mảng nhiều chiều, các thao tác truy xuất trên chuỗi, cách chuyển đổi qua lại giữa các kiểu dữ liệu, đặc biệt Array và String.

  7. Sử dụng triệt để các hàm có sẵn: vấn đề làm sao biết hàm nào có sẵn, gặp 1 yêu cầu nào đó, nếu nó mang tính phổ thông thường gặp, trên 70% sẽ có hàm, ngoài ra có thể search trước khi bắt đầu tự viết code:

    • Chuyển chuỗi sang in hoa, đếm chiều dài chuỗi, số phần tử trong mảng … → phổ biến nên sẽ có hàm xây dựng sẵn.

    • Mỗi ngày tiết kiệm được 2000đ, hỏi bao lâu cưới được vợ, biết điều kiện cưới vợ phải có 10 cây vàng ( 1 cây vàng tương tương 50 triệu) → không có hàm nào có sẵn, phải biết tư duy chuyển bài toán sang cách xử lý.

  8. Tự xây dựng hàm cho mục đích của mình, có hoặc không có tham số.

  9. Thao tác dữ liệu đầu vào: keyboard, form, đọc file (txt, xml, ...).

  10. Lập trình hướng đối tượng: Class, Method, Property, Object, Extend và Override, Final, parent, construct, static, 3P (private, protected, public). Còn nhiều khái niệm sẽ phải nắm, nhưng bao nhiêu đây là đủ để giải quyết rất nhiều công việc.

  11. Kỹ năng tối ưu mã nguồn mức cơ bản:

    • Tối ưu mã, không phải là việc cố gắng viết 10 dòng code thành 1 dòng code.

    • Mục đích của tối ưu mã là giúp code gọn, tái sử dụng, dễ bảo trì, tăng tốc độ xử lý, giảm thiếu các tác vụ thừa.

    • Dev cần kinh nghiệm và thực hành nhiều.

  12. Tạo ra sản phẩm cho riêng mình, dù lớn dù nhỏ: trong giai đoạn học các ngôn ngữ lập trình basic, không nên đặt nặng vấn đề tạo 1 sản phẩm có quy mô quá lớn. Sản phẩm lúc này chỉ là công cụ để thực hành, áp dụng và mở rộng các kiến thức đã học.

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:

  1. Bắt đầu học thì chọn ngôn ngữ lập trình nào? Vấn đề này không quan trọng, cân nhắc theo hoàn cảnh của mình. Đề xuất: Java, Python, C, C++.

  2. Có cần học nhiều ngôn ngữ lập trình không? Không cần, bản chất các ngôn ngữ lập trình tương tự nhau, chỉ cần đầu tư time học cho vững một ngôn ngữ, khi nghiên cứu ngôn ngữ khác vấn đề là time để thích nghi với cú pháp của ngôn ngữ mới.

MỞ RỘNG:

  1. Kỹ năng fix lỗi: gặp lỗi là fix, không chạy, không nãn không bắt chước Chí Phèo lôi cả làng Vũ Đại ra chửi, không đòi bỏ học.

  2. Kỹ năng đặt câu hỏi: Đặt câu hỏi để người khác hiểu được vấn đề của mình và trả lời trong tâm thế vui vẻ.

  3. Kỹ năng tìm kiếm trên Google: Cú pháp [ngôn ngữ lập trình] + error.

  4. Kỹ năng đọc và tìm câu trả lời Stackoverflow, ở giai đoạn mới học, tất cả vấn đề của chúng ta đều đã có người gặp phải và họ đã post trên Stackoverflow, nếu tìm không thấy, hãy đổi Keyword và tìm kiếm lại.

  5. Cách phân tích chia nhỏ bài toán.

[Còn cập nhật]

Tư vấn khóa học

Bạn sẽ được tư vấn trực tiếp từ anh Hải Lân về việc chọn khóa học và lộ trình phù hợp với mình nhất